NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA

Sơn Kotpaint thông qua bài viết, xin chia sẻ những sự cố về sơn làm cho công trình bạn trông rất xấu và mất thẩm mỹ.

1. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY NÊN CÁC SỰ CỐ VỀ SƠN

  • Độ ẩm
  • Các hợp chất hóa học như : kiềm, muối
  • Chuẩn bị bề mặt không đúng, không tốt
  • Điều kiện thi công không đúng
  • Sử dụng hệ thống sơn không đúng
NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA
NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH KOTPAINT VIỆT NAM

2. NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN THƯỜNG THƯỜNG GẶP:

  • Bong tróc
  • Kiềm hóa, muối hóa
  • Biến màu, bay màu
  • Nấm mốc, rêu tảo
  • Độ phủ kém
  • Lệch màu

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ BONG TRÓC: Sơn trên tường bị lột, bong tróc từng mảng hay từng vùng lớn.

NGUYÊN NHÂN SƠN BỊ BONG TRÓC
NGUYÊN NHÂN SƠN BỊ BONG TRÓC

NGUYÊN NHÂN:

  • Xử lý bề mặt chưa tốt, bề mặt bị bụi bẩn, bột phấn, bị bám dầu mỡ hoặc quá chai láng.
  • Thi công không đúng hệ thống sơn như : không dùng sơn lót cho các bề mặt kim loại, sử dụng bột trét chất lượng kém cho bề mặt sơn phủ chất lượng cao,…
  • Do màng sơn bị phồng rộp.
  • Sơn chồng lớp sơn sau lên một lớp sơn trước không bám chắc.
  • Màng sơn bị nứt do đó nước dễ dàng thấm vào bên trong màng sơn.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Bề mặt trước khi sơn phải được vệ sinh sạch sẽ, không dính bụi bẩn, dầu mỡ,…
  • Bề mặt trước khi sơn không quá mềm
  • Sử dụng sơn lót và sơn phủ chất lượng cao
  • Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm cho tường như : các vết nứt, Seno,… (thông thường hay chống thấm bằng 2 lớp sơn chống thấm pha xi măng).
  • Khi thi công bề mặt tường phải khô ráo, không có bất kỳ nguồn ẩm nào bên trong tường.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :

  • Nếu tường bị bong tróc 1 phần và bề mặt bột trét còn cứng chắc thì cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, vệ sinh sạch bề mặt, sơn lại bằng 1 lớp sơn lót cao cấp trước khi sơn hoàn thiện.
  • Nếu lớp bột trét bên trong đã bị hư hỏng thì cần phải cạo sạch lớp bột trét trước khi thi công sơn.

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ MUỐI HÓA (KIỀM HÓA): Trên tường xuất hiện những vết hay đốm màu bất thường trên màng sơn sau 1 thời gian thi công. Hiện tượng này cũng xuất hiện trên những nền tường gạch vữa không sơn.

HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ MUỐI HÓA -KIỀM HÓA
HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ MUỐI HÓA -KIỀM HÓA

NGUYÊN NHÂN:

  • Lớp muối màu trắng bên ngoài chính là lớp muối không tan – 1 phức Calcium.
  • Hiện tượng này cũng thường xuất hiện ở những vùng tường xi măng còn mới và ẩm.
  • Thi công sơn trên bề mặt tường còn mới hay ẩm
Nhà bị sơn muối hoá Nhà bị muối hoá 1
Nhà bị sơn kiềm hoá Nhà bị sơn kiềm hoá 2

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Nên để tường mới khô 21 – 28 ngày rồi mới tiến hành sơn.
  • Độ ẩm bề mặt tường dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter
  • Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm cho tường.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

  • Trong một số trường hợp lớp muối đó có thể làm sạch sau khi chà hay lau mạnh.

  • Trong trường hợp cần phải sơn lại : Bề mặt bị muối hóa phải được chà sạch, rửa lại bằng nước áp lực, để tường khô 7 ngày đồng thời xử lý triệt để các nguồn có thể gây ẩm cho tường, sau đó sơn lại bằng 1 lớp sơn lót chống kiềm cao cấp trước khi sơn hoàn thiện.

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ RÊU TẢO/NẤM MỐC:

  • Nấm mốc : Thường có hiện tượng là các vết ố màu đen hay màu nâu, trông giống như những vết bụi bẩn nhưng khó lau sạch khi bám lên màng sơn
  • Rêu tảo: Thường có màu xanh, đôi khi có màu hồng, thường chỉ tìm thấy ở những nơi có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Nhà bị rêu hoá

 NGUYÊN NHÂN:

  • Sơn cho bề mặt bên ngoài bằng loại sơn trong nhà (sai hệ thống sơn).
  • Sơn được sử dụng trong môi trường có độ ẩm cao, môi trường có nhiều vi sinh vật.
  • Môi trường thường xuyên bị ẩm ướt.
  • Bề mặt tường trước đây có dấu hiệu bị tấn công bởi vi sinh vật nhưng không được xử lý trước khi sơn lại.
  • Sơn pha quá nhiều nước nên màng sơn quá mỏng, hàm lượng chất diệt nấm mốc rêu tảo không đủ để tiêu diệt chúng.
  • Thi công màng sơn quá mỏng do đó hàm lượng chất diệt nấm mốc rêu tảo trên màng sơn không đủ để tiêu diệt chúng.

Nấm mốc

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Phải sử dụng sơn ngoài trời cho các vùng tường phía ngoài.
  • Phải pha sơn với nước đúng theo tỉ lệ mà nhà sản xuất đã quy định.
  • Thi công màng sơn đúng độ dày quy định ứng với độ phủ lý thuyết mà nhà sản xuất đưa ra.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

  • Sử dụng hóa chất diệt nấm mốc, rêu tảo.
  • Nếu ngoài trời, bề mặt cũ phải được cạo sạch, sau đó rửa sạch với vòi phun nước áp lực cao, để bề mặt khô khoảng 7 ngày. Nếu trong nhà, tường phải được rửa bằng nước sạch, để khô 7 ngày.
  • Sau đó sơn lại bằng các loại sơn có khả năng chống rêu tảo nấm mốc.

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ BIẾN MÀU – BAY MÀU:

  • Trên màng sơn xuất hiện các vùng màu sắc không đồng đều nhau. Hiện tượng này xuất hiện sau khi sơn 1 thời gian
  • Hiện tượng này có thể là sự tổng hợp của nhiều sự cố về sơn gây ra.

Nhà bị sơn mất màu

NGUYÊN NHÂN:

  • Sử dụng sơn trong nhà cho bề mặt ngoài trời .
  • Bay màu do chất màu bị kiềm hóa. Một số chất màu rất nhạy cảm với kiềm và nếu sơn thi công trên bề mặt tường mới, còn ẩm thì hiện tượng biến màu rất dễ xảy ra.
  • Lớp muối không tan trong tường làm sơn bị muối hóa cũng gây nên hiện tượng bay màu.
  • Sử dụng chất màu không tốt, độ bền màu của chất màu dưới ánh sáng mặt trời không cao.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Không nên sử dụng sơn trong nhà cho các bề mặt ngoài trời.
  • Khi sử dụng sơn, nên sử dụng các loại sơn chứa các chất màu có độ bền màu cao.
  • Phải sử dụng sơn lót có tính chất chống kiềm.
  • Lưu ý chỉ thi công sơn khi đã đảm bảo bề mặt tường đã “KHÔ RÁO” để tránh hiện tượng tường bị kiềm hóa.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

  • Xả nhẹ và làm sạch bề mặt, lau sạch bụi, dầu mỡ.
  • Thi công lại theo đúng hệ thống sơn đã giới thiệu.
  • Trong trường hợp tường bị kiềm hóa, muối hóa thì cần phải rửa sạch bề mặt tường trước, để tường khô 7 ngày, sau đó thi công 1 lớp sơn lót chống kiềm cao cấp trước khi thi công sơn phủ hoàn thiện.’

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ ĐỘ CHE PHỦ CỦA SƠN KÉM:

NGUYÊN NHÂN:

  • Dùng loại sơn có độ phủ kém.
  • Pha sơn quá loãng.
  • Màng sơn mỏng và không đều, sơn không đủ số lớp yêu cầu.
  • Thi công sơn không đều hay sơn trên các bề mặt không được chuẩn bị kỹ (thi công trực tiếp lên bề mặt xi măng).
  • Bề mặt bị chai cứng, không bám sơn.
  • Sử dụng sơn với tông màu có độ phủ kém.

Những sự cố về Sơn - Độ che phủ sơn kém

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Không pha sơn quá loãng.
  • Sử dụng sơn cao cấp có độ phủ tốt.
  • Nên sử dụng cùng 1 loại dụng cụ thi công.
  • Với màu đặc biệt nên thi công theo khuyến cáo từ công ty.
  • Khi thi công sơn trực tiếp lên tường xi măng không có bột trét nên sơn kỹ trước bằng 1 lớp sơn lót trước, chọn sơn phủ hoàn thiện có tông màu xám, xanh, nâu, tránh sử dụng tông màu vàng, màu đỏ, cam.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

  • Lau sạch bề mặt.
  • Sơn lại một đến hai lớp sơn phủ hoàn thiện, hạn chế pha nước hay dung môi, nếu vẫn không phủ thì nên chuyển qua tông màu xám ( 2541, 2542,..).

PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÀU ĐẶC BIỆT – NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA

  1. Thi công 1 lớp sơn lót
  2. Thi công 1 lớp sơn nền (cùng tông nhưng màu sáng hơn)
  3. Thi công 2 – 3 lớp sơn hoàn thiện

Những sự cố về Sơn - PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG MÀU ĐẶC BIỆT

MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG SƠN BỊ LỆCH MÀU: ( NHỮNG SỰ CỐ VỀ SƠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – PHÒNG NGỪA)

  • Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới riêng biệt.
  • Sau khi dặm vá thấy màu ở chổ dặm vá khác màu với những chổ còn lại.
Những sự cố về Sơn - Sơn bị lệch màu
Sơn bị lệch màu

NGUYÊN NHÂN:

  • Pha loãng sơn với tỷ lệ khác nhau
  • Thi công sơn 2 lô khác nhau nhưng màu sơn không đồng nhất
  • Bề mặt tường trước khi sơn không đồng nhất.
  • Bề mặt sơn không đồng nhất, thi công với các dụng cụ khác nhau, thi công sơn với độ dày màng sơn khác nhau.
  • Sơn dặm vá ở các loại sơn có “độ bóng”.
  • Hiện tượng phát triển màu khác nhau do thời gian thi công khác nhau, hoặc nền sơn không đồng nhất

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA:

  • Sử dụng đúng loại sơn, cùng loại dụng cụ thi công
  • Dụng cụ thi công phải được vệ sinh tốt.
  • Nên dùng sơn lót trước khi sơn phủ hoàn thiện.
  • Không nên pha loãng sơn. Nếu cần pha loãng thì phải pha theo tỷ lệ được chỉ định của nhà sản xuất.
  • Ở góc tường, dùng cọ sơn trước sau đó dùng “roller chưa có sơn” sơn lại để tạo bề mặt đồng nhất.
  • Tránh sơn dang dở, “cách nửa”. Ở những khu vực sơn “giáp mối” màng sơn cần được tán đều để đảm bảo độ dày màng sơn đồng nhất.

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

  • Sơn lại toàn bộ bề mặt bằng 1 lớp sơn phủ hoàn thiện.
  • Khi sơn dặm vá cần chú ý : Thời gian dặm vá không xa lắm so với lớp sơn phủ đã thi công trước đó và nên dặm vá theo mảng.

Địa chỉ mua Sơn Kotpaint chính hãng ( Giấy chứng nhận sản phẩm, vui lòng download tại đây):

CÔNG TY TNHH KOTPAINT VIỆT NAM với tên gọi viết tắt KOTPAINT VN CO.LTD đã từng bước trở thành đơn vị hàng đầu về sản xuất và phân phối sản phẩm sơn nước trong nhà, sơn nước ngoài trời, sơn lót chống kềm, sơn chống thấm, bột trét tường mang thương hiệu KOTPAINT và BLUEPAINT uy tín, chất lượng cao. Với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên lành nghề và trang thiết bị máy móc hiện đại cộng với quy trình giám sát kỹ thuật chặt chẽ. Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm tốt nhất và giá thành sản phẩm luôn hợp lý cho công trình của Bạn. Quý khách có nhu cầu tư vấn mua sản phẩm xin vui lòng gọi Hotline: 0983.79.79.45 hoặc truy cập website: www.kotpaintvn.com

Bảng màu sơn Kotpaint nội thất - Văn phòng kotpaint

Xem thêm sản phẩm:Kot-Glossy – Kot-Ultra-Primer – Kot-Smart

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: Công ty TNHH KOTPAINT VIỆT NAM
Địa chỉ: 621/2 Tỉnh lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
MST: 0316603540 – Hotline: 0983.79.79.45.
Email: kotpaintvn@gmail.com    Website: http://www.kotpaintvn.com
Fanpage:https://www.facebook.com/son.kotpaint
Giấy ĐKKD: 0316603540 ngày cấp 26/11/2020 Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
Trụ sở nhà máy: KOTPAINT Việt Nam Company Limited
Địa chỉ: Ấp 2, Xã Đức Hoà Đông, Huyện Đức Hoà, Long An.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *